
28
Tháng 09
2014
8 lời khuyên giúp trẻ tự lập hơn
Gia Đình Nestlé xin chia sẻ 8 lời khuyên sau đây để giúp trẻ tự lập hơn trong cuộc sống, bắt đầu từ việc xây dựng cho trẻ ý thức trách nhiệm - như tự dọn dẹp phòng sau khi thức dậy cho đến việc khuyến khích trẻ tham gia vào việc đặt ra những quy tắc trong gia đình.
Gia Đình Nestlé xin chia sẻ 8 lời khuyên sau đây để giúp trẻ tự lập hơn trong cuộc sống, bắt đầu từ việc xây dựng cho trẻ ý thức trách nhiệm - như tự dọn dẹp phòng sau khi thức dậy cho đến việc khuyến khích trẻ tham gia vào việc đặt ra những quy tắc trong gia đình.
Những thói quen tốt sẽ là nền tảng giúp trẻ xây dựng tính tự lập sau này.
Những thói quen này bao gồm những thói quen về ăn ngủ, vệ sinh hay giúp bố mẹ làm việc nhà. Hãy bắt đầu bằng cách đưa ra cho trẻ những lựa chọn: ""Bên ngoài trời đang lạnh, con muốn mặc áo ấm màu đỏ hay xám?"" hay ""Con muốn thịt hay cá cho bữa tối?""
Tham gia vào việc đặt ra các quy tắc sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn.
Bằng cách cho trẻ tham gia vào quá trình đặt ra những quy tắc trong gia đình, bố mẹ đã khuyến khích khả năng tư duy độc lập trong trẻ. Ví dụ thay vì yêu cầu các con phải đọc sách mỗi ngày và tự đề ra tất cả luật lệ, hãy để cho con quyết định xem mỗi ngày chúng phải đọc bao nhiêu trang và vào thời gian nào.
Trẻ học hỏi được nhiều nhất từ những việc tự tay mình làm.
Đừng cố gắng quyết định mọi thứ giúp trẻ, hãy để cho trẻ được tự quyết định những vấn đề của mình - cho dù quyết định đó sai, nhưng những gì trẻ học được từ điều đó vẫn tốt hơn so với việc bố mẹ quyết định thay.
Tạo cho trẻ nhiều khoảng thời gian trống trong ngày để trẻ có thể làm những việc mà mình thích.
Cho dù trẻ tập hợp để chơi đá banh hay chơi những trò chơi nhập vai trong tưởng tưởng, thì trên thực tế trẻ đang học các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng đàm phán đấy các bạn.
Bố mẹ có thể đưa ra những chỉ dẫn hoặc lời khuyên, nhưng nói cho cùng trẻ vẫn phải tự bước trên chính đôi chân của mình.
Cần có sự kiên nhẫn và từ tốn để giúp trẻ quen với sự tự lập, từ việc dạy trẻ cách tự thắt dây an toàn khi lên xe, cách tự buộc giày cho đến cách viết thư, gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.
Làm thế nào để biết trẻ đã sẵn sàng.
Giúp trẻ tập làm những công việc phù hợp với lứa tuổi là phương pháp để xây dựng tính tự lập ở trẻ. Vấn đề ở đây là cần xác định ""công việc"" nào phù hợp với ""lứa tuổi"" nào. Sau đây là những gợi ý từ Gia Đình Nestlé, tuy nhiên tùy theo đặc điểm của mỗi trẻ, bố mẹ có thể định ra những công việc phù hợp với con mình nhất:
o 2-5 tuổi
Dọn dẹp đồ chơi
Treo quần áo lên móc
Giúp bố mẹ cho thú nuôi ăn
Giúp lau sạch vết nước đổ
Dọn dẹp chén dĩa sau khi ăn
Nhận thư từ
Lau chùi đồ nội thất trong gia đình
Tập xách đồ khi đi siêu thị
o 6-8 tuổi
Tự buộc giày
Bắt đầu thực hiện kế hoạch học tập đơn giản
Bắt đầu quản lý tiền tiêu vặt
Giúp bố mẹ quét lá ngoài sân
Giúp bố mẹ gấp quần áo sau khi giặt
Đi đổ rác
o 9-12 tuổi
Thực hiện kế hoạch học tập chi tiết
Hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập
Quản lý tiền tiêu vặt
Tự tiết kiệm tiền
Giúp bố mẹ trông em
Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản
Sử dụng máy giặt và máy sấy
Những thói quen tốt sẽ là nền tảng giúp trẻ xây dựng tính tự lập sau này.
Những thói quen này bao gồm những thói quen về ăn ngủ, vệ sinh hay giúp bố mẹ làm việc nhà. Hãy bắt đầu bằng cách đưa ra cho trẻ những lựa chọn: ""Bên ngoài trời đang lạnh, con muốn mặc áo ấm màu đỏ hay xám?"" hay ""Con muốn thịt hay cá cho bữa tối?""
Tham gia vào việc đặt ra các quy tắc sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn.
Bằng cách cho trẻ tham gia vào quá trình đặt ra những quy tắc trong gia đình, bố mẹ đã khuyến khích khả năng tư duy độc lập trong trẻ. Ví dụ thay vì yêu cầu các con phải đọc sách mỗi ngày và tự đề ra tất cả luật lệ, hãy để cho con quyết định xem mỗi ngày chúng phải đọc bao nhiêu trang và vào thời gian nào.
Trẻ học hỏi được nhiều nhất từ những việc tự tay mình làm.
Đừng cố gắng quyết định mọi thứ giúp trẻ, hãy để cho trẻ được tự quyết định những vấn đề của mình - cho dù quyết định đó sai, nhưng những gì trẻ học được từ điều đó vẫn tốt hơn so với việc bố mẹ quyết định thay.
Tạo cho trẻ nhiều khoảng thời gian trống trong ngày để trẻ có thể làm những việc mà mình thích.
Cho dù trẻ tập hợp để chơi đá banh hay chơi những trò chơi nhập vai trong tưởng tưởng, thì trên thực tế trẻ đang học các kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng đàm phán đấy các bạn.
Bố mẹ có thể đưa ra những chỉ dẫn hoặc lời khuyên, nhưng nói cho cùng trẻ vẫn phải tự bước trên chính đôi chân của mình.
Cần có sự kiên nhẫn và từ tốn để giúp trẻ quen với sự tự lập, từ việc dạy trẻ cách tự thắt dây an toàn khi lên xe, cách tự buộc giày cho đến cách viết thư, gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.
Làm thế nào để biết trẻ đã sẵn sàng.
Giúp trẻ tập làm những công việc phù hợp với lứa tuổi là phương pháp để xây dựng tính tự lập ở trẻ. Vấn đề ở đây là cần xác định ""công việc"" nào phù hợp với ""lứa tuổi"" nào. Sau đây là những gợi ý từ Gia Đình Nestlé, tuy nhiên tùy theo đặc điểm của mỗi trẻ, bố mẹ có thể định ra những công việc phù hợp với con mình nhất:
o 2-5 tuổi
Dọn dẹp đồ chơi
Treo quần áo lên móc
Giúp bố mẹ cho thú nuôi ăn
Giúp lau sạch vết nước đổ
Dọn dẹp chén dĩa sau khi ăn
Nhận thư từ
Lau chùi đồ nội thất trong gia đình
Tập xách đồ khi đi siêu thị
o 6-8 tuổi
Tự buộc giày
Bắt đầu thực hiện kế hoạch học tập đơn giản
Bắt đầu quản lý tiền tiêu vặt
Giúp bố mẹ quét lá ngoài sân
Giúp bố mẹ gấp quần áo sau khi giặt
Đi đổ rác
o 9-12 tuổi
Hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập
Quản lý tiền tiêu vặt
Tự tiết kiệm tiền
Giúp bố mẹ trông em
Chuẩn bị một bữa ăn đơn giản
Sử dụng máy giặt và máy sấy
Trích nguồn từ Nestlé USA
Ảnh: Google Image
Ảnh: Google Image
Từ Khóa:
Bình luận
Facebook
-
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký để bình luận