Body

Sức Khỏe Tốt Trong Trạng Thái “Bình Thường Mới”

19 - 10 - 2021

Thumbnail

Để giữ sức khỏe tốt khi được trở lại cộng đồng và bắt đầu trạng thái “bình thường mới”, bạn chớ lơ là trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng Gia Đình Nestlé chuẩn bị những việc tưởng như đã quen thuộc nhưng cũng có thể bị bỏ sót ngay!

1. Giữ sức khỏe tốt cho bản thân và cộng đồng bằng việc tiêm chủng vắc-xin

Bạn và gia đình hoàn toàn có thể có sức khỏe tốt và được bảo vệ khỏi COVID-19 với các loại vắc-xin COVID-19 đã được cho phép, và bạn nên tiêm càng sớm càng tốt để có thể sinh hoạt, làm việc bên ngoài ngay sau khi được nới lỏng giãn cách.

2. Đừng quên đeo khẩu trang 

Khi trở về trạng thái “bình thường mới”, đừng lơ là trong việc đeo khẩu trang nhé! Những người đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch thì có thể không được bảo vệ hoàn toàn ngay cả khi đã được tiêm chủng đầy đủ. Vì thế, nên tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa được khuyến cáo cho người chưa hoặc đã chích ngừa, bao gồm đeo khẩu trang ôm khít.

Nếu bạn đã được tiêm chủng đầy đủ và khỏe mạnh, hãy duy trì việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng để bảo vệ tối đa khỏi biến thể Delta và ngăn chặn khả năng lây lan biến thể này sang người khác. 

Đeo khẩu trang khi trở về trạng thái “bình thường mới” để đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh cho bản thân và cộng đồng.

3. Giữ khoảng cách 2 mét trong cộng đồng

Hãy duy trì khoảng cách 2 mét (khoảng 2 lần chiều dài 2 cánh tay) trong cộng đồng vì một số người không có triệu chứng vẫn có khả năng lây truyền vi-rút. Đây là điều quan trọng nhất để phòng ngừa khả năng nhiễm bệnh.

4. Tránh đám đông và nơi thông gió kém

Ở những nơi càng đông người tập trung càng có nhiều nguy cơ lây nhiễm cao, vì thế hãy tránh những không gian công cộng kín càng nhiều càng tốt. Nếu ở trong nhà, hãy đưa không khí trong lành vào bằng cách mở cửa sổ để không khí tuần hoàn.

5. Rửa tay thường xuyên

Tạo thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng kháng khuẩn trong tối thiểu 20 giây, đặc biệt là sau khi đến khu vực công cộng hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

Các thời điểm đặc biệt quan trọng cần rửa tay là:

  • Trước khi ăn hoặc chuẩn bị đồ ăn
  • Trước khi chạm vào mặt 
  • Sau khi dùng toa-lét
  • Sau khi rời khỏi khu vực công cộng
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
  • Sau khi cầm khẩu trang 
  • Sau khi thay bỉm
  • Sau khi chăm sóc người bệnh
  • Sau khi chạm vào động vật hoặc thú nuôi

Nếu không có xà phòng, sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn. Xoa dung dịch đều ra toàn bộ bàn tay và chà hai tay vào nhau cho đến khi khô. Và tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.

Để đảm bảo giữ sức khỏe tốt, đừng quên rửa tay thường xuyên và trong tối thiểu 20 giây bạn nhé!

6. Nên và không nên ăn gì trước và sau khi tiêm vắc-xin phòng Covid?

Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các phản ứng từ nhẹ đến nặng như: sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, nôn ói… Để cơ thể nhanh phục hồi, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, người tiêm cần phải bổ sung dinh dưỡng đúng – đủ và lành mạnh để tăng cường sức đề kháng, có sức khỏe tốt.

Trước đêm tiêm vắc-xin phải ngủ thật ngon giấc, nhằm giúp hệ miễn dịch hoạt động tối đa. Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm, cụ thể sau khi tiêm cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn. Ngoài ra, sau tiêm cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ chậm...

Bổ sung dinh dưỡng có thể hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bổ sung dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó người tiêm nên tránh không để bụng đói trước khi tiêm. Vì nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm. Không uống rượu, bia trước và sau tiêm vì rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc-xin.

Trước khi tiêm không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...), nếu uống những thực phẩm có chứa caffein sẽ làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng. Đồng thời, người tiêm cần chú ý không ăn nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng… vì chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp luyện tập và vận động ngay tại gia để khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng. Hãy thưởng thức Ngũ cốc Nestlé FITNESSEtrước mỗi buổi luyện tập để bổ sung dinh dưỡng bao gồm các loại vitamin, protein, chất béo, khoáng chất, năng lượng được cân chỉnh phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho người sử dụng. Sản phẩm đã được chế biến sẵn rất tiện lợi.

Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, hãy tăng cường sức khỏe với các bài luyện tập tại gia. Đừng quên thưởng thức Ngũ cốc Nestlé FITNESSE trước buổi luyện tập nhé

Giữ sức khỏe tốt với các thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp bạn thích ứng với cuộc sống “bình thường mới” nhanh chóng. Trong trường hợp cảm thấy choáng ngợp và chưa kịp thích ứng và ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, hãy bắt đầu thật chậm, bạn nhé! (hyperlink bài 10 cách  bảo vệ sức khỏe tinh thần trong mùa dịch)

Gia Đình Nestlé chúc cả nhà mình luôn vui khỏe và mau chóng thích nghi với cuộc sống “bình thường mới”.

 

Nguồn: https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/prevent-getting-sick/prevention.html

 

Từ khóa Family well-being tips

Bắt tay làm ngay

Dòng sản phẩm ngũ cốc ăn sáng Nestlé

Dòng sản phẩm ngũ cốc ăn sáng Nestlé